Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy tham quan triển lãm lịch sử báo Tiền Phong - Ảnh: T.P.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy tham quan triển lãm lịch sử báo Tiền Phong - Ảnh: T.P.
Căn cứ theo Thông báo 227/TT-BTP-2023 có nêu về điều kiện tuyển dụng chung đối với các vị trí tuyển dụng như sau:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; :
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của từng vị trí việc làm.
Không thuộc một trong các trường hợp sau: mắt hoặc bị hạn chế năng lực hành vì dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; dang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Căn cứ theo Thông báo 227/TT-BTP-2023 về Tuyển dụng Viên chức làm việc tại báo Tiền Phong năm 2023 như sau:
- Số lượng tuyển dụng: 85 viên chức theo các vị trí việc làm
- Vị trí việc làm Biên tập viên: 11 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại các bộ phận Thư ký Tòa soạn, Biên tập, Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại các địa phương)
- Vị trí việc làm Phóng viên: 61 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại các ban chuyên môn, Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại các địa phương)
- Vị trí việc làm Chuyên viên Tổ chức nhân sự: 01 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại phòng TCNS)
- Vị trí việc làm Chuyên viên Bạn đọc: 01 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại ban Bạn đọc)
- Vị trí việc làm Chuyên viên Kinh doanh, Phát hành, Quảng cáo, Sự kiện: 06 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại các bộ phận của Trung tâm kinh doanh Truyền thông và Tổ chức sự kiện và các Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại các địa phương)
- Vị trí việc làm Chuyên viên Hành chính Quản trị: 05 chỉ tiêu (Nhân sự trúng tuyển sẽ được phân công làm việc tại phòng Hành chính Quản trị và các Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại các địa phương).
Thông báo tuyển dụng viên chức của Báo Tiền Phong năm 2023 (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký xét tuyển viên chức tại Thông báo 227/TT-BTP-2023 bao gồm:
1. Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu của Nghị định 115/NĐ-CP/2020 ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên.
2. Bản sao Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, Giấy Khai sinh và Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (theo mẫu 2C/TCTW-98) có xác nhận của cơ quan có thẳm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẳm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cắp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẳm quyền xác nhận văn bằng tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
5. Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẳm quyền chứng thực.
6. 02 ảnh cỡ 4x6 (chụp trong vòng 06 tháng gần nhất).
7. 03 phong bì thư ghi rõ địa chỉ nơi nhận, số điện thoại của cá nhân.
8. Túi đựng hồ sơ ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ nhận thông báo, số điện thoại liên hệ và danh mục hồ sơ.
9. Lệ phí dự tuyển: 500.000đ/người (đối với trường hợp đủ điều kiện xét tuyển). Thực hiện theo Thông tư 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thì nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Theo Thông báo 227/TT-BTP-2023 thì việc xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
- Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển và hồ sơ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển, Tổng biên tập báo Tiền Phong sẽ ra thông báo triệu tập tham dự vòng 2.
Phỏng vấn để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
- Thời gian phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vắn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị.
- Thang điểm: 100 điểm. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
- Hiểu biết cơ bản về Luật viên chức; Luật Báo chí, Luật Quảng cáo, các văn bản hướng dẫn công tác văn thư, Hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cầu tổ chức của báo Tiền Phong;
- Hiểu biết về nghiệp vụ, chuyên môn vị trí tuyển dụng.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
- Có kết quả phỏng vấn tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
- Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
- Trường hợp có 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Tổng biên tập báo Tiền Phong quyết định người trúng tuyển.
- Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
* Thời hạn, địa điểm và tài liệu ôn tập:
Thời gian tổ chức dự kiến: Tháng 6/2023
Địa điểm xét tuyển; Tòa soạn báo Tiền Phong số 15 Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Tài liệu ôn tập: Sẽ thông báo trên báo điện tử Tienphong.vn
Xem chi tiết Thông báo về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại báo Tiền Phong năm 2023: TẢI VỀ
Tải mẫu phiếu đăng ký dự tuyển: TẠI VỀ
TP - Suốt 70 năm qua, các thế hệ người làm báo Tiền Phong đã xây đắp lên truyền thống quý báu, viết nên trang sử vẻ vang của một tờ báo chính trị-xã hội có uy tín, xứng đáng với niềm tin yêu của thanh niên và bạn đọc, xứng đáng là một tờ báo 70 năm trong hàng ngũ tiên phong của báo chí Cách mạng Việt Nam, xứng đáng là Cơ quan T.Ư của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Báo Tiền Phong - 70 năm trong đội ngũ Tiên phong
Báo Tiền Phong, tờ báo chính trị xã hội, là cơ quan trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam ra số đầu tiên ngày 16/11/1953, tại căn cứ địa Việt Bắc (bản Dõn, xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang).
NGƯỜI LÍNH TRONG ĐỘI XUNG KÍCH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG, NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG CÁCH MẠNG
Trong 70 năm xây dựng và phát triển, báo Tiền Phong luôn bám sát, tuyên truyền chủ trương, đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ tôn chỉ của tờ báo là cơ quan của T.Ư Đoàn và diễn đàn của thế hệ trẻ, luôn đảm bảo đúng định hướng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Đoàn TN giao…
Báo ra đời vào cuối cuộc Kháng chiến chống Pháp có cố gắng đóng góp cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, vận động đoàn viên, thanh niên và quần chúng nhân dân vào giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Bước sang thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Tiền Phong đã đi đầu trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương mới của Đảng, kế hoạch công tác của Đoàn; tham gia giáo dục lý tưởng XHCN cho tuổi trẻ cả nước, động viên hàng triệu thanh niên trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu. Báo đã tích cực tham gia vào xây dựng cuộc sống mới trên miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nỗ lực phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc.
Các phóng viên của báo đã lăn lộn trên các công trường xây dựng, các vùng nông thôn đang hợp tác hoá và các trọng điểm đánh phá của không quân và hải quân Mỹ trên khắp miền Bắc, kể cả tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình, Quảng Trị, viết hàng nghìn bài báo phản ánh sát sao và động viên cuộc chiến đấu. Báo Tiền Phong đã góp phần tích cực vào việc xây dựng phong trào Ba Sẵn sàng của Đoàn Thanh niên, góp phần động viên hàng triệu thanh niên hăng say lao động sản xuất và nô nức lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Một điều rất đáng chú ý là từ những năm 60 của thế kỷ trước, báo Tiền Phong đã bắt đầu truyền thống đấu tranh chống tiêu cực của mình khi có những loạt bài đấu tranh phanh phui một số vụ tiêu cực trên các công trường, nhà máy và một số vụ đấu tranh bảo vệ đoàn viên thanh niên bị đối xử bất công, trù dập.
Nửa sau những năm 60, một nhóm phóng viên báo Tiền Phong đã được điều động vào Trung ương Cục Miền Nam để làm nòng cốt xây dựng tờ báo Thanh niên của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam và qua đó, đóng góp tích cực vào phong trào Năm Xung phong của tuổi trẻ miền Nam.
Phóng viên Phú Thọ tác nghiệp trong một vụ chữa cháy
Sau ngày đất nước thống nhất, 30/4/1975, tờ Thanh niên của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam được sáp nhập vào Tiền Phong. Báo Tiền Phong tiếp tục động viên, cổ vũ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước. Báo đã nỗ lực phát hiện, nêu gương những tấm gương sáng của nhiều tập thể, cá nhân trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc và phía Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.
Tiền Phong là tờ báo sớm phát đi tín hiệu đòi hỏi đổi mới khi đăng bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải vào số báo đặc biệt kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1986, một bài thơ nhìn trực diện vào sự thật với những khát khao thay đổi. Khi Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12/1986, quyết định đường lối Đổi Mới, báo Tiền Phong đi đầu trong việc tuyên truyền, triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chủ trương công tác và phong trào hành động của Đoàn Thanh niên, hướng dẫn, động viên, cổ vũ thế hệ trẻ cả nước đóng góp sức mình vào mục tiêu đổi mới đất nước. Đặc biệt, báo đã rất mạnh mẽ trong việc đấu tranh chống những biểu hiện trì trệ, lạc hậu, cản trở quá trình Đổi Mới toàn diện đất nước.
Trong suốt lịch sử của mình, báo Tiền Phong luôn chú ý tham gia tích cực trong công tác chung của Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục lý tưởng XHCN, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lối sống lành mạnh cho giới trẻ thông qua các tác phẩm báo chí, tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi về lịch sử, truyền thống cách mạng, về Đảng quang vinh Bác Hồ vĩ đại thu hút hàng chục triệu người tham gia. Báo Tiền Phong cũng đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, thanh thiếu niên, cung cấp và nâng cao kiến thức nhiều mặt cho giới trẻ; động viên tuổi trẻ sáng tạo khoa học công nghệ; lập thân, lập nghiệp.
Phóng viên Quỳnh Nga đi làm công nhân Denso, đi cùng thợ lặn biển
Về phần mình, báo Tiền Phong cũng là tờ báo tự đổi mới rất sớm ở nước ta. Báo Tiền Phong có lẽ là một trong số rất ít tờ báo cách mạng đầu tiên xin chuyển sang chủ yếu tự hạch toán, tự chủ phần quan trọng kinh phí hoạt động từ năm 1974, tức là trước khi đất nước thống nhất. Khi đất nước Đổi Mới, báo nhanh chóng chuyển sang hạch toán toàn phần. Về nội dung, báo đã cải tiến, đổi mới mạnh mẽ, là một trong những tờ báo hàng đầu có cá tính với nhiều ấn phẩm đi vào các phân khúc bạn đọc khác nhau.
Từ tờ báo một tuần ra một số, cuối những năm 1980, báo ra thêm Tiền Phong Chủ Nhật và Tiền Phong cuối tháng. Trong thập niên 90, báo đã phát triển thành nhật báo phủ kín tuần. Đến năm 2004, báo có thêm chuyên trang, Tiền Phong điện tử sau đó phát triển thành báo Tiền Phong điện tử. Báo còn ra một số ấn phẩm chuyên đề, nội dung phong phú, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu mới của bạn đọc trẻ và chiếm lĩnh đủ hơn các phân khúc bạn đọc. Cao điểm, Tiền Phong có 8 ấn phẩm in và điện tử, gồm: Tiền Phong ra hằng ngày, Tiền Phong điện tử, Tiền Phong cuối tuần, Tiền Phong cuối tháng, Người đẹp, Tri thức trẻ, Lửa Ấm, Nam Châm.
Đến nay, báo Tiền Phong ra hằng ngày vẫn là một tờ nhật báo có uy tín, có ảnh hưởng tích cực ở nước ta. Báo điện tử Tiền Phong đã lọt vào danh sách 10 báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam.
Trong 10 năm cuối đây, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền theo các chương trình công tác của Đoàn Thanh niên (mà hầu hết các năm có trao giải thưởng toàn quốc về Công tác Đoàn và Phong trào Thanh thiếu nhi, báo Tiền Phong đều đoạt giải A và nhiều giải thưởng khác), báo Tiền Phong còn rất tích cực tham gia cuộc đấu tranh xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trên báo in Tiền Phong và báo điện tử Tiền Phong đều xây dựng chuyên mục, chuyên trang về các chủ đề này. Nhiều chuyên đề, loạt bài có chất lượng trong lĩnh vực này của báo Tiền Phong đã được trao giải Báo chí Quốc gia, giải báo chí Xây dựng Đảng Búa Liềm Vàng, Giải báo chí về Thông tin đối ngoại… như loạt bài: “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - gốc có vững cây mới bền” - Giải A Giải báo chí Quốc gia năm 2021; “Ngăn “chuyến tàu vét” trước thềm đại hội Đảng” - Giải B Giải báo chí Xây dựng Đảng Búa Liềm Vàng năm 2019; “Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII” - Giải C Giải Búa Liềm Vàng 2020, “Lựa chọn nhân sự khoá XIII: Đừng thấy đỏ tưởng chín” - Giải C Giải Búa Liềm Vàng 2020…
Báo Tiền Phong cũng rất tích cực đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Chỉ tính những năm gần đây thì Tiền Phong đã đoạt Giải A giải báo chí toàn quốc về phòng chống tiêu cực năm 2021 với loạt bài “Sự thật hành trình trần ai” phanh phui tiêu cực trong ngành Y tế Đắk Lắk; giải C Giải báo chí quốc gia 2022 với loạt bài “Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng” về đường dây có dấu hiệu nhập lậu xe dưới hình thức biếu tặng, loạt bài dẫn tới những điều chỉnh về chính sách quản lý loại xe nhập biếu tặng vv…
Những năm gần đây, báo Tiền Phong đoạt nhiều giải thưởng báo chí. Năm 2021, báo đoạt tới hơn 10 giải thưởng báo chí từ cấp bộ, ngành đến toàn quốc và giải báo chí Quốc gia.
Đặc biệt, năm 2020, thực hiện quy hoạch sắp xếp lại hệ thống báo chí, Trung ương Đoàn đã ra quyết định sáp nhập báo Sinh viên Việt Nam vào báo Tiền Phong.
Các phóng viên Sĩ Lực, Đức Anh xin vào làm công nhân Formosa sau thảm họa môi trường để điều tra về hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn xả thải của nhà máy thép
Báo Sinh viên Việt Nam là tờ báo có truyền thống 25 năm, đặc biệt thành công với những ấn phẩm dành cho lứa tuổi học trò phổ thông trung học và trung học cơ sở, trong đó có ấn phẩm để lại dấu ấn rất sâu đậm trong nhiều thế hệ học trò như “Hoa Học Trò”.
Việc sáp nhập báo Sinh viên Việt Nam vào báo Tiền Phong đã được T.Ư Đoàn cũng như lãnh đạo hai báo chuẩn bị rất tốt, thực hiện thận trọng, có phương pháp, tạo được sự ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Trong quá trình sáp nhập không nảy sinh những vấn đề lớn. Hiện tuy vẫn còn những vấn đề phải tiếp tục giải quyết để khắc phục hoàn toàn “tâm lý hai báo” vẫn rơi rớt nhưng đã hình thành tập thể đoàn kết, nhất trí, phối hợp tốt với nhau để thực hiện các nhiệm vụ.
Hiện tại, hệ thống báo Tiền Phong gồm có nhóm báo và chuyên san in: Tiền Phong ra hằng ngày, Hoa Học Trò, Thiên Thần Nhỏ; Nhóm báo và chuyên trang điện tử gồm Báo điện tử Tiền Phong, hai chuyên trang điện tử Sinh viên Việt Nam và Hoa Học Trò. Ngoài ra báo còn ra nhiều ấn phẩm chuyên đề không định kỳ.
Tập thể báo Tiền Phong hiện có 240 cán bộ, phóng viên, nhân viên. Ngoài trụ sở chính ở 15 Hồ Xuân Hương, báo Tiền Phong có 5 văn phòng đại diện tại: Thành phố Hồ Chí Minh; Miền Trung (đặt tại Thành phố Đà Nẵng); Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc); Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ); Bắc Miền Trung (Vinh, Nghệ An) và nhiều phóng viên thường trú, cộng tác viên tại các tỉnh, thành trong cả nước. Báo Tiền Phong cũng có một số cộng tác viên tại một số nước trên thế giới.
Về kinh tế, báo Tiền Phong là đơn vị tự chủ hoàn toàn về kinh tế, với các nguồn thu đa dạng, hợp pháp, minh bạch. Báo cân đối thu chi tốt, luôn có lãi, đóng góp các nghĩa vụ tài chính đầy đủ, đảm bảo đời sống tuy chưa thật cao nhưng ổn định cho người lao động với thu nhập trong hàng chục năm qua luôn với xu thế đi lên, chưa từng nợ lương, nợ bảo hiểm của người lao động, kể cả trong thời gian đại dịch COVID-19.
NHÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, VĂN HOÁ, THỂ THAO, THIỆN NGUYỆN LỚN
Quan điểm của báo Tiền Phong xuyên suốt qua các thời kỳ là phải tích cực tổ chức các hành động cách mạng cụ thể. Biểu hiện tích cực nhất là báo tổ chức rất nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho các đối tượng chính sách (qua đó giáo dục truyền thống), các giải đấu thể thao, các cuộc thi tìm hiểu những chủ đề đa dạng và thi hoa hậu. Kể từ khi ra đời đến nay, báo Tiền Phong đã khởi xướng và tổ chức rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện, văn hóa, thể thao rộng lớn mang ý nghĩa văn hóa và nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa... Cùng với sự lớn mạnh của báo Tiền Phong, các sự kiện, hoạt động trên ngày càng phát triển.
1. Đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa (hằng năm)
Năm 1988, báo Tiền Phong đã có sáng kiến tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho đối tượng chính sách, mà sổ đầu tiên tặng cho Anh hùng Quân đội Nguyễn Thị Chiên. Sáng kiến này góp phần khởi đầu và phát triển phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cả nước. Từ đó đến nay, báo Tiền Phong triển khai thường niên các chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhà tình nghĩa và tặng quà nhân dịp lễ tết cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công, trong đó đặc biệt có việc cùng các đối tác một năm 2 đợt thăm, giao lưu tặng quà 14 trung tâm điều dưỡng thương binh nặng và hàng chục hội cựu TNXP trên cả nước, có năm tổng kinh phí thực hiện lên tới trên 7 tỷ đồng.
2.Trao học bổng và phần thưởng cho học sinh, sinh viên xuất sắc (hằng năm)
Bên cạnh việc phối hợp với các tỉnh, thành Đoàn tổ chức trao phần thưởng, học bổng cho học sinh có thành tích mỗi khi có hoạt động phối hợp, báo còn tổ chức các sự kiện lớn như Chương trình học bổng Nâng bước thủ khoa (học bổng thường niên từ năm 2016, mời từ 70 đến 150 thủ khoa đầu vào của các trường đại học là những em đặc biệt khó khăn về TPHCM và Thủ đô Hà Nội để tuyên dương và tặng học bổng mỗi suất ít nhất 10 triệu đồng).
3. Tổ chức các hoạt động cứu trợ quy mô lớn (hằng năm)
Mỗi khi xảy ra thiên tai lớn hoặc các vụ tai nạn thảm khốc, Tiền Phong đều phát động phong trào quyên góp cứu trợ. Báo cũng xuất từ quỹ hoạt động xã hội của mình để đi trao quà trực tiếp cho đồng bào khi có sự việc xảy ra. Có những năm tổng số tiền cứu trợ lên tới gần 14 tỷ đồng như các năm 2016, 2020.
4. Tổ chức và phát triển Ngày hội “Chủ nhật Đỏ” hiến máu tình nguyện thành một phong trào rộng lớn (hằng năm)
Ngày hội hiến máu tình nguyện báo Tiền Phong khởi xướng và chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2009 tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau để tuyên truyền cho phong trào hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng thiếu nghiêm trọng máu điều trị trong dịp Tết nguyên đán hằng năm. Hiện đã phát triển khắp nước, hằng năm có từ 45 – 50 tỉnh thành phố tham gia, tiếp nhận 50 – 60 nghìn đơn vị máu và làm lan tỏa rộng tinh thần hiến máu tình nguyện.
5. Tổ chức Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong - giải thể thao có tuổi đời dài lâu nhất trong cả nước và phát triển thành Giải Vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài (hằng năm)
Giải đấu thể thao vừa đỉnh cao vừa mang tính phong trào của điền kinh Việt Nam được Tiền Phong tổ chức hằng năm, đã đi qua 64 năm phát triển và trưởng thành (lần đầu tổ chức năm 1958). Hiện đã phát triển thành Giải Vô địch Quốc gia Marathon và Cự ly dài - một giải thể thao có uy tín đạt tầm một sự kiện kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao nơi tổ chức, truyền cảm hứng lớn.
6. Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam (2 năm 1 lần)
Là cuộc thi cho nữ thanh niên do báo Tiền Phong khởi xướng từ năm 1988 và tổ chức 2 năm một lần, đến nay đã được 34 năm (18 lần tổ chức). Là cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia có quy mô tổ chức lớn, nghiêm túc và có uy tín nhất ở Việt Nam.
7. Tổ chức Siêu cúp Bóng đá quốc gia (hằng năm).
Là trận đấu đỉnh cao thường niên của bóng đá Việt Nam giữa đội Vô địch quốc gia và đội đoạt cúp Quốc gia hàng năm do Báo Tiền Phong có sáng kiến và đứng ra tổ chức cùng Liên đoàn bóng đá Việt Nam (lần đầu tiên vào năm 1999) và được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức của bóng đá quốc gia.
8. Chủ trì Tổ chức Giải Golf VĐQG (hằng năm)
Báo Tiền Phong được Tổng cục Thể dục Thể thao và Hiệp hội Golf Việt Nam đồng ý cho phối hợp tổ chức giải Golf Vô địch Quốc gia từ năm 2022, tới nay đã tổ chức thành công 2 lần và cũng nâng tầm giải đấu thành sự kiện kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao nơi tổ chức.
9. Tổ chức Giải Golf Vì Tài năng trẻ Việt Nam (hằng năm)
Giải Golf nghiệp dư để quảng bá và huy động kinh phí cho Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam của Trung ương Đoàn (được giao cho báo Tiền Phong làm thường trực và điều hành hoạt động). Tới nay đã tổ chức thành công 7 lần.
10. Chủ trì Tổ chức Ngày Thẻ Việt Nam (hằng năm)
Là Ngày hội chuyển đổi số của ngành ngân hàng, quảng bá, vận động cho việc sử dụng các phương thức thanh toán dựa trên công nghệ, không dùng tiền mặt do báo Tiền Phong và Cty CP Thanh toán Việt Nam phối hợp tổ chức. Đã tổ chức 3 lần.
11. Thường trực Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam
Từ tháng 11/2013, báo Tiền Phong được Ban Bí thư T.Ư Đoàn giao tiếp nhận trách nhiệm thường trực và điều hành Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ (Quỹ thành lập từ năm 1993).
Nhiệm vụ của Quỹ là huy động các nguồn lực xã hội để làm công tác động viên, khen thưởng các tài năng trẻ, hỗ trợ các tài năng trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn. Hiện Quỹ hằng năm thực hiện:
- Hằng năm, giúp T.Ư Đoàn tổ chức khâu bình chọn và làm hậu cần Lễ tôn vinh 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. (hằng năm)
- Trao phần thưởng cho học sinh đoạt huy chương trong các kỳ thi Olympic học sinh giỏi quốc tế và khu vực (Vàng 10 triệu đồng, Bạc – 7, Đồng – 5). (hằng năm).
- Trao phần thưởng cho các VĐV điền kinh đoạt huy chương trong các kỳ Sea Games, các giải thể thao châu lục và thế giới (đối với Sea Games là mức Vàng 10 triệu đồng, Bạc – 7, Đồng – 5).
- Trao học bổng Nâng bước Thủ khoa. (hằng năm)
- Tặng các VĐV và đội tuyển có những thành tích truyền cảm hứng lớn (như Đội U23 Bóng đá Quốc gia, Đội tuyển QG Bóng đá nữ Việt Nam, Đội tuyển Futsal Việt Nam, Đội tuyển Quốc gia Golf Việt Nam…).
- Hỗ trợ tiền hằng tháng cho một số thủ khoa đầu vào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong suốt thời gian học đại học.
CÁC PHẦN THƯỞNG NHÀ NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC TRAO TẶNG
Với những thành tích và đóng góp xuất sắc, Tiền Phong đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2 lần), Ba.
Ấn phẩm Hoa Học Trò của báo Sinh viên Việt Nam cũng 2 lần được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.