BNEWS Dưới đây là dự kiến kế hoạch bắn pháo hoa giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại một số tỉnh, thành phố.
BNEWS Dưới đây là dự kiến kế hoạch bắn pháo hoa giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại một số tỉnh, thành phố.
Sáng 1/1: Ngày đầu năm 2022, nhiều địa phương phải dừng hoạt động vì ca mắc mới tăng chóng mặt |SKĐS
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Nội vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán năm 2021 (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo kế hoạch về tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn do UBND TP Hà Nội vừa ban hành, địa bàn thành phố có tổng số 30 điểm bắn pháo với 32 trận địa. Ngoài quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên có hai điểm bắn, mỗi quận, huyện, thị xã có một điểm.
Trong đó, thành phố có 9 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 23 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.
Các địa điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp gồm:
- Quận Hoàn Kiếm: trước trụ sở tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội).
- Quận Tây Hồ: vườn hoa Lạc Long Quân và trước cổng UBND quận.
- Quận Nam Từ Liêm: khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô.
- Quận Hai Bà Trưng: đảo dừa, công viên Thống nhất, phường Lê Đại Hành.
- Quận Hà Đông: hồ Văn Quán, phường Văn Quán.
- Thị xã Sơn Tây: Thành cổ Sơn Tây.
- Huyện Thanh Trì: khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp.
- Huyện Đông Anh: Trung tâm Thể dục Thể thao huyện.
Các địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp gồm:
- Quận Ba Đình: đông nam hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh.
- Quận Hoàng Mai: công viên hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ.
- Quận Long Biên: công viên 02, phường Việt Hưng; khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng.
- Quận Đống Đa: bán đảo hồ Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa.
- Quận Cầu Giấy: công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng.
- Quận Thanh Xuân: công viên hồ điều hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính.
- Quận Bắc Từ Liêm: công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.
- Huyện Gia Lâm: số 1 Thuận An, thị trấn Trâu Quỳ.
- Huyện Mê Linh: nóc nhà 4 tầng UBND huyện.
- Huyện Ba Vì: sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng.
- Huyện Đan Phượng: khán đài B, sân vận động huyện, thị trấn Phùng.
- Huyện Thạch Thất: sân vận động, thị trấn Liên Quan.
- Huyện Chương Mỹ: sân vận động huyện, thị trấn Chúc Sơn.
- Huyện Thường Tín: Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện.
- Huyện Quốc Oai: nóc nhà 6 tầng Ban Chỉ huy quân sự huyện.
- Huyện Phú Xuyên: tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên.
- Huyện Mỹ Đức: công viên hồ sinh thái, thị trấn Đại Nghĩa.
- Huyện Ứng Hòa: sân vận động huyện, thị trấn Vân Đình.
- Huyện Sóc Sơn: sân vận động huyện, thị trấn Sóc Sơn.
- Huyện Phúc Thọ: sân vận động huyện, thị trấn Phúc Thọ.
- Huyện Thanh Oai: công viên cây xanh, thị trấn Kim Bài.
- Huyện Hoài Đức: sân vận động Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện.
Ở mỗi điểm, thời gian bắn là 15 phút kéo dài từ 0h đến 00h15 ngày 10/2 (tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn).
Tổng số pháo hoa tầm cao là 5.400 quả, pháo hoa tầm thấp là 3.570 giàn. Trong đó mỗi trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp sử dụng 600 quả và 90 giàn; còn lại mỗi trận địa tầm thấp sử dụng 120 giàn.
Tổng kinh phí được tính toán là hơn 29 tỷ đồng. Hà Nội yêu cầu sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa được huy động từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp...
Sáng 27.12, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP.Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý 4/2023 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã liên quan tết Dương lịch và tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời hồ Gươm đêm giao thừa năm Quý Mão 2023
Tại hội nghị, đại diện Bộ Tư lệnh thủ đô cho biết, đơn vị đã tập trung xây dựng kế hoạch bảo đảm và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ bắn pháo hoa dịp tết Nguyên đán với 30 điểm (31 vị trí). 30 điểm bắn pháo hoa nằm ở 30 quận, huyện, thị xã, riêng Q.Hoàn Kiếm có 2 vị trí. Trong 31 vị trí này có 9 vị trí ở tầm cao, 22 vị trí ở tầm thấp.
Theo Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Duy Phong, dịp Tết Dương lịch 2024 và tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sở sẽ phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP.Hà Nội) tổ chức chốt trực ở 66 vị trí; phối hợp với công an các địa phương chốt trực tại 44 vị trí… tập trung lực lượng chống ùn tắc giao thông tại các bến xe, ga tàu, bảo đảm cho người dân đi lại thuận lợi.
Đặc biệt, Sở GTVT đã có văn bản yêu cầu từ ngày 16.1.2024, các công trình giao thông phải tạm dừng thi công vỉa hè, đào đường để người dân đi lại thuận lợi.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu tổ chức tết vui tươi để nhân dân phấn khởi, chào đón năm mới, tạo khí thế mới để triển khai nhiệm vụ năm 2024 tốt hơn.
Ngoài ra, các địa phương, đơn vị tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc tổ chức tết Giáp Thìn năm 2024. Thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp tết.
Ông Trần Sỹ Thanh cũng yêu cầu tập trung thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội.
"Thành ủy - HĐND - UBND thành phố đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Do vậy, bên cạnh ngân sách thành phố thì đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, xây dựng kế hoạch cụ thể việc thăm hỏi, tặng quà tới các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn nhân dịp tết Giáp Thìn", ông Thanh nói.
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bạch Liên Hương cho biết, dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hà Nội dự kiến tặng 1,078 triệu suất quà cho các đối tượng, tổ chức, cá nhân tiêu biểu với tổng kinh phí hơn 552 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và các nguồn huy động khác.
Bên cạnh đó, thành phố còn hỗ trợ 7.000 phiếu mua hàng tặng đoàn viên, người lao động khó khăn, mỗi phiếu giá trị 500.000 đồng trong chương trình "Chợ tết công đoàn năm 2024"; tổng số tiền dự kiến 3,5 tỉ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ vé xe đưa công nhân lao động khu công nghiệp về quê đón tết và đón trở lại làm việc sau tết là 1,9 tỉ đồng.
Hỗ trợ, thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán hơn 21,7 tỉ đồng. Dự kiến hỗ trợ 35 "Mái ấm công đoàn" cho 35 gia đình đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở…
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thủ đô sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Chiều 6/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 tại thủ đô Hà Nội.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Trong đó có bốn trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật; ba trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp và 24 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Quận Hoàn Kiếm có hai trận địa bắn pháo hoa; 29 quận, huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương có một trận địa bắn pháo hoa.
Cụ thể, bốn trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật gồm: hai trận địa tại quận Hoàn Kiếm (trước Trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội); một trận địa tại quận Tây Hồ (tại Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng Ủy ban Nhân dân quận); một trận địa tại quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô).
Ba trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp gồm: trận địa tại quận Hai Bà Trưng (Đảo Tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn, Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành); trận địa tại quận Hà Đông (Hồ Văn Quán, phường Văn Quán); trận địa tại thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).
[Hà Nội: Cuối tuần lên phố cổ dựng cây nêu, đón Tết truyền thống]
Thời lượng bắn pháo hoa là 15 phút, thời điểm bắn từ 0h đến 0h15 ngày 22/1/2023 (tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão). Kinh phí từ nguồn kinh phí xã hội hóa được huy động từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp...
Việc tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô nhân dịp đón Tết cổ truyền; thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước năm 2023.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương hiệp đồng các lực lượng, triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ, cụ thể, tổ chức bắn pháo hoa đúng chương trình, thời gian quy định; bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông tại các điểm bắn pháo hoa trên toàn thành phố; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, trang thiết bị trước, trong và sau khi bắn pháo hoa.
Sau thời gian gián đoạn bởi dịch COVID19, năm nay, thành phố Hà Nội triển khai bắn pháo hoa tại 30 quận, huyện, thị xã chào đón năm mới. Trước đó, năm 2020, thành phố Hà Nội chỉ bắn pháo hoa tại công viên Thống Nhất và tường thuật trực tiếp cho người dân theo dõi; năm 2021, thành phố không tổ chức bắn pháo hoa./.