Hệ Thống Giáo Dục Tiểu Học Ở Việt Nam

Hệ Thống Giáo Dục Tiểu Học Ở Việt Nam

Tại buổi toạ đàm "Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số" do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn chiều ngày 2/5, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội thông tin, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trước đó, thông tin "hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở hàng đầu thế giới" xuất hiện trên mạng cũng đang gây chú ý. Và cũng như các đại biểu trong buổi tọa đàm, khá nhiều người "khó hiểu" với kết quả này.

Tại buổi toạ đàm "Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số" do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn chiều ngày 2/5, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội thông tin, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trước đó, thông tin "hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở hàng đầu thế giới" xuất hiện trên mạng cũng đang gây chú ý. Và cũng như các đại biểu trong buổi tọa đàm, khá nhiều người "khó hiểu" với kết quả này.

Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam

Hệ thống Giáo dục Việt Nam có mấy cấp?

Cơ cấu hệ thống giáo dục của một nước biểu thị các tầng bậc của hệ thống giáo dục và các quy định về trình độ văn bằng liên quan. Thông lệ quốc tế về mô tả các cấp trình độ trong hệ thống giáo dục được thể hiện trong Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (International Standard Classification of Education – ISCED) của Viện Thống kê của UNESCO (UNESCO InttiIInnstitute of Statistics) phiên bản 2011.

Văn bản quy phạm pháp luật quy định về Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam:

Quyết định số 1981/QĐ-TTg và Quyết định số 1982/QĐ-TTg vào tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia.

Khung Trình độ Quốc gia Việt Nam

Khung trình độ quốc gia được ban hành theo quyết định 1982/QĐ-TTg.

Văn bản quy định 8 bậc trình độ quốc gia: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu được quy định cho từng bậc đào tạo. Người học hoàn thành chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng bậc học thì được cấp “chứng chỉ” đối với 3 bậc đầu tiên, và “bằng tốt nghiệp” đối với bậc 4, các “bằng cao đẳng”, “bằng đại học”, “bằng thạc sĩ”, “bằng tiến sĩ” tương ứng đối với 4 bậc cuối. Đơn vị khối lượng học tập được tính bằng tín chỉ.

Văn bản không nêu định nghĩa đơn vị tín chỉ, nhưng nếu giả thiết ”tín chỉ” được định nghĩa như ở “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ở Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 thì “Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp” và “Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân”. Định nghĩa tín chỉ này tương tự như định mức tín chỉ theo học kỳ 15 tuần (semester) của Mỹ. Theo định mức này, một năm học tương đương 30 tín chỉ, do đó khối lượng học tập bậc đại học được quy định 120 tín chỉ là tương đương với 4 năm học.

Theo một số chuyên gia về giáo dục, cơ cấu hệ thống mới cần thể hiện được yêu cầu “liên thông” giữa hai luồng giáo dục học thuật và giáo dục nghề nghiệp, chẳng hạn tầng 5 nên là “trung học phổ thông” và “trung học nghề” chứ không phải là “trung cấp“, vì chương trình “trung cấp” chỉ lưu ý đến độ tay nghề, không lưu ý về học vấn, do đó người học tốt nghiệp bậc học này không đủ trình độ học vấn để chuyển lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Ngoài ra, luồng giáo dục nghề nghiệp nếu thiết kế lên đến tận bậc trên cùng (tiến sĩ) sẽ tốt hơn, vì có thể sắp xếp ở bậc này các bằng cấp theo hướng thực hành cao nhất (chẳng hạn bằng Chuyên khoa 2 trong đào tạo y học).

Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam

Theo quyết định 1981/QĐ-TTg cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả như ở sơ đồ kèm theo quyết định đó. Theo sơ đồ, có thể thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp THPT hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên. Cụ thể sơ đồ hệ thống giáo dục của Việt Nam:

SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC & TRUNG HỌC TẠI CANADA

Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục tiểu học và trung học tại Canada Ở mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ sẽ có một bộ hoặc sở giáo dục sẽ chịu trách nhiệm về chương trình giáo dục của tỉnh. Nhìn chung tuổi đi học của trẻ em bản xứ thường bắt đầu từ 4 hoặc 5 (nhà trẻ) và tiếp tục học đến tiểu học và trung học. Đối với bậc tiểu học, tuỳ vào mỗi trường sẽ có yêu cầu du học sinh phải ở cùng với ba hoặc mẹ hoặc người thân của mình trong thời gian học tiểu học tại Canada. Cấp lớp lý tưởng cho du học sinh là từ 9-12, ở lứa tuổi này, các em cần có một môi trường giáo dục tốt giúp các em hòa nhập dễ dàng vào hệ thống giáo dục ở Canada và môi trường sống mới của mình. Có nhiều trường trung học công lập và tư thục ở Canada. Tại các trường này, học sinh có thể lựa chọn một chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh. Phần đông các trường trung học không đòi hỏi khả năng ngoại ngữ của du học sinh, miễn là du học sinh có điểm học văn hóa tốt của hai năm gần nhất. Khi bắt đầu vào trường du học sinh sẽ được kiểm tra trình độ môn Toán và Anh văn để xếp lớp theo khả năng và lập lộ trình tín chỉ phù hợp.

Theo xếp loại của Chương trình quốc tế về theo dõi các thành tựu đạt được của học sinh (thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD), học sinh Canada luôn dẫn đầu về các môn tập đọc, toán và khoa học. Không có gì đáng ngạc nhiên khi biết Canada là nước đầu tư nhiều nhất vào giáo dục tính theo đầu người trong nhóm G8. Truyền thống giáo dục tuyệt vời của Canada là đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu và chuẩn bị tốt cho các em trong tương lai nhờ vào kết quả học tập của các em. Các môn học được chuẩn hóa ở bậc phổ thông giúp học sinh tích lũy được những kiến thức mà các trường đại học trên thế giới đòi hỏi. Bằng cấp: Không cần Học lực: Cần đạt điểm trung bình môn từ 6.5 trở lên của 2 năm học gần nhất. Trình độ ngoại ngữ: Không yêu cầu, tuy nhiên học sinh phải có khả năng tối thiểu về tiếng Anh (hay Pháp) Tuổi Tác: Dưới 18 tuổi Điều kiện đặc biệt khác: Cần có người giám hộ đối với học sinh dưới 18 -19 tuổi

Trung học tư thục (Private secondary school) Các trường trung học tư thục có mặt ở khắp các tỉnh bang. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng của Canada đã tốt nghiệp từ các trường tư thục này. Tất cả các trường tư thục đều phải đăng ký với Bộ Giáo Dục tỉnh hay lãnh thổ của họ và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo trình và các tiêu chuẩn khác do các bộ liên quan quy định. Phụ huynh học sinh có thể chọn trường dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ hoặc cả nam và nữ cho con em mình. Nhiều trường tư thục có chương trình nội trú (boarding) toàn diện, bảo đảm cho phụ huynh yên tâm trong thời gian con em mình du học. Nhiều trường khác chỉ có chương trình bán trú và sắp xếp cho học sinh ở cùng với các gia đình người bản xứ (homestay). Trung học công lập (Public secondary school) Nhiều trường công lập Canada hiện nay đã thu nhận học sinh quốc tế và khuynh hướng này ngày càng phát triển. Trường công lập được quản lý ở cấp địa phương bởi các Hội Đồng Giáo Dục (School Board). Các chính sách về việc nhận học sinh quốc tế và thu học phí khác nhau tùy theo tỉnh. Một số trường trung học cũng có chương trình Tú tài quốc tế (International Baccalaureate – IB). IB được công nhận ở khắp Bắc Mỹ, tương đương với năm thứ nhất đại học. Học sinh đạt điểm cao trong các môn học IB thường sẽ được các trường đại học công nhận khi chuyển lên đại học. (Nguồn: CEI Việt Nam)

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:  CÔNG TY DU HỌC Á - ÂU®  Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM  Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73