Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT đã quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT đã quy định như sau:
Theo quy định Điều 44 Luật Giáo dục 2019 về cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
Thông qua quy định trên, hiện nay cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm các loại sau:
[1] Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình sau:
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
[2] Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình sau:
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
[3] Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo dục thường xuyên (tương tự như giáo dục nâng cao ở Vương quốc Anh và Ireland) là một thuật ngữ để chỉ các hoạt động và chương trình học tập sau trung học nằm trong các chương trình giáo dục chính quy.
Giáo dục thường xuyên bao gồm các khóa học để lấy tín chỉ cho sinh viên phi truyền thống, đào tạo nghề có bằng cấp, đào tạo trình độ đại học, đào tạo lực lượng lao động và các khóa học làm giàu kỹ năng cá nhân (cả trong trường và trực tuyến).[1][2]
Giáo dục thường xuyên có nhiều điểm tương đồng với giáo dục người lớn, đặc biệt khi nhắm đến những người quá tuổi để học cao đẳng hoặc đại học theo kiểu truyền thống.
Tại Hoa Kỳ và Canada, các khóa học giáo dục thường xuyên thường được giảng dạy thông qua một phân khoa hoặc trường giáo dục thường xuyên được gọi là trường mở rộng, ví dụ như Trường Harvard Mở rộng hay Trường Phổ quát học Columbia. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế lập luận rằng giáo dục thường xuyên nên được "tích hợp hoàn toàn vào đời sống thể chế thay vì thường được coi là một hoạt động riêng biệt và sử dụng các nhân viên khác nhau" nếu nó được đưa vào các chương trình chính thống và được được công nhận xứng đáng bởi loại điều khoản này."[3]
Một số trường như Đại học Georgetown, Đại học bang Michigan và Đại học Denver đã được hưởng lợi từ các chương trình phi tín chỉ không bằng cấp. Các chương trình này giúp tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà trường với các tập đoàn và cơ quan chính phủ, giúp thông báo và định hình chương trình giảng dạy cho các chương trình cấp bằng và tạo doanh thu để hỗ trợ doanh nghiệp học thuật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT đã nêu rõ:
Đối chiếu với quy định này, giáo dục thường xuyên được hiểu là một hình thức giáo dục được tổ chức với mục đích nhằm thực hiện một chương trình giáo dục nhất định. Ngoài ra, giáo dục thường xuyên được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người học.
Hiện nay, giáo dục thường xuyên được tổ chức hoạt động dưới hình thức là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tại các địa phương.
Giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT học những môn nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 43 Luật Giáo dục 2019, hiện nay giáo dục thường xuyên có những chương trình đào tạo như sau:
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Để thực hiện các chương trình trên, cơ sở giáo dục thường xuyên có thể tổ chức đào tạo qua các hình thức sau:
- Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT được thực hiện trong 3 năm học, bắt đầu từ lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS theo hình thức chính quy hoặc Giáo dục thường xuyên.
Căn cứ theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT thì chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT bao gồm:
(1) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
- Các môn học bắt buộc gồm 7 môn học, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.
- Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
(2) Các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, gồm có: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học
(3) Các chuyên đề học tập lựa chọn
Trong các môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học sẽ có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học.
(4) Các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn
- Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số.
- Hoạt động giáo dục tự chọn: Nội dung giáo dục địa phương.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông như sau:
Mặt khác, tại Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về học phí đối với giáo dục nghề nghiệp như sau:
Thông qua các quy định trên, học phí giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024 được quy định như sau:
[1] Đối với giáo dục thường xuyên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông: Mức học phí giáo dục thường xuyên tương đương với cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn cụ thể như:
- Năm học 2023-2024: khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí thể nhưng không vượt mức trần quy định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình.
[2] Đối với các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện theo chương trình giáo dục nghề nghiệp: Mức học phí giáo dục thường xuyên sẽ thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục.
Học phí giáo dục thường xuyên hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)