Câu chuyện Pandora kể về một công ty có thương hiệu và các sản phẩm đặc biệt, chỉ trong vài năm đã có một hành trình đột phá từ nhà kim hoàn địa phương của Đan Mạch trở thành công ty trang sức quốc tế hàng đầu thế giới, với hệ thống bán hàng trên hơn 100 quốc gia.
Câu chuyện Pandora kể về một công ty có thương hiệu và các sản phẩm đặc biệt, chỉ trong vài năm đã có một hành trình đột phá từ nhà kim hoàn địa phương của Đan Mạch trở thành công ty trang sức quốc tế hàng đầu thế giới, với hệ thống bán hàng trên hơn 100 quốc gia.
Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!
Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ. (Ảnh minh họa)
Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.
Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.
Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.
Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. (Ảnh minh họa)
Ban đêm, bà lại chẳng nghỉ, đặt lưng một chút cho đỡ mỏi rồi bà lại hì hục dậy đi xay đậu thuê cho nhà hàng xóm để họ làm đậu bán sớm. Bà chẳng nề hà bất cứ một việc gì, ngay cả là bốc vác, những công việc nặng nhọc của đàn ông. Miễn sao, bà lo đủ được cho các con mình. Thậm chí có lúc đói đến hoa mày chóng mặt, bà cũng dám mua lấy một củ khoai, chỉ uống nước lã cầm hơi còn mang tiền về mua thức ăn nuôi con. Nhìn bà vất vả, khổ cực như thế, ai cũng mong rồi sau này khi lớn, con cái bà sẽ hết lòng báo hiếu, rồi bà chẳng có sức mà hưởng. Thế mà...
Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.
- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.
- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.
- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.
Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.
Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:
- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.
Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?
Yêu nhau 7 năm chỉ được làm vợ 1 ngày và câu chuyện đọc rơi nước mắt Không ai ngờ được cuộc đời lại trớ trêu đến như vậy, tôi và anh đã đấu tranh suốt 7 năm ròng rã, vậy mà tôi lại cay đắng chịu mất anh chỉ sau ngày cưới có 1 ngày. Tôi đau đớn ôm anh khóc nức nở. (Ảnh minh họa) Tôi có 1 mối tình kéo dài 7 năm, suốt quãng thời gian...
Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.
Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.
Lễ khai ấn năm nay, lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức họp báo và khẳng định sẽ có đủ ấn để phát cho người dân ở 4 địa điểm phát ấn; lắp đặt 16 camera để phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự, hạn chế cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để “cướp ấn” hay hành vi phản cảm như ném tiền lên kiệu rước ấn… như những năm trước. Sự cẩn trọng này của chính quyền địa phương cho thấy việc xin ấn Đền Trần vẫn còn độ “hot” trong tín ngưỡng của người dân.
PGS-TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, lễ khai ấn Đền Trần là sự hồi ảnh của tập tục cổ, xa xưa khi bắt đầu nghỉ tết thì chính quyền phong kiến “niêm ấn”, đình chỉ các hoạt động cho đến hết thời gian nghỉ tết - thường là từ rằm tháng giêng thì triều đình cũng như chính quyền cơ sở làm lễ khai ấn để trở lại làm việc bình thường. Lễ khai ấn Đền Trần được thực hiện từ năm 1239 (thế kỷ 13), sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức, tước cho những người có công chống giặc ngoại xâm. Từ đó đã trở thành tập tục, cứ vào ngày này các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời cũng là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền.
Nghi lễ khai ấn lúc ấy có ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc để bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động - sản xuất tốt, vì thế sau này khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này vẫn được người dân địa phương duy trì và trở thành tín ngưỡng dân gian.
PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết với ý nghĩa mang tính nhân văn như trên, năm 2011 ông tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng đề án Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị lễ hội Đền Trần do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định thực hiện, với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân cũng như ghi nhớ công lao to lớn của nhà Trần trong quá trình xây dựng, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước qua chiến công lẫy lừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
PGS-TS.Huỳnh Văn Tới nhận xét, không biết từ bao giờ ấn Đền Trần được “mặc định” là mang ý nghĩa phù hộ cho người xin ấn được “thăng quan, tiến chức”. Vì thực tế trên ấn Đền Trần chỉ khắc 4 chữ “Trần Triều Tự Điển” (có nghĩa là Điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần), còn cạnh dưới của ấn khắc 4 chữ “Tích Phúc Vô Cương”, trong đó chữ Phúc là phúc đức (không phải phúc lộc), với ý nghĩa giáo dục thế hệ sau phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì càng bền vững. Thậm chí, ấn Đền Trần hiện nay không phải “chính chủ” vì trải qua thời gian và chiến tranh với nhiều biến cố, ấn cũ không còn mà đến năm 1822 vua Minh Mạng triều Nguyễn mới cho khắc lại.
Về mặt lịch sử, phủ Thiên Trường là nơi ở của các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi vua, vì thế nơi đây không là trung tâm chính trị như kinh đô Thăng Long. Sau này trên nền phủ Thiên Trường xưa, người dân xây dựng khu di tích Đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, cần phải nhấn mạnh đến vai trò của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người được nhân dân tôn là “nhân thần”, trong quần thể Đền Trần ở Nam Định Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở đền Cố Trạch. PGS-TS Huỳnh Văn Tới cho biết với công lao to lớn trong việc 3 lần đánh thắng kẻ địch hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ phụng ở nhiều địa phương và tại một số nơi có ảnh hưởng của Đạo giáo, ông còn nằm trong hàng Tứ Phủ của Đạo Mẫu, được tôn xưng là Đức Thánh Trần, là vị thần cai quản miền sông nước hoặc phù hộ cho phụ nữ khi sinh sản (xuất phát từ huyền tích Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chém đầu tướng giặc Phạm Nhan - người được cho là cho phép thuật chém đầu này mọc đầu khác). Đền Trần Nam Định cho thấy có dấu ấn của Đạo giáo thông qua việc cấp lá bùa Tứ tung Ngũ hoành “cấp linh điều thần an hộ gia môn”, dùng để ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ.
PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết, Đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người. Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và ấn Đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy, không mang lại lợi lộc như thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc như nhiều người lầm tưởng. Do có sự đứt gãy trong trao truyền, giáo dục về di sản, cộng thêm tính thực dụng của con người trong xã hội hiện nay nên ý nghĩa của lễ hội đã bị biến tướng. Vì vậy, theo PGS-TS.Lương Hồng Quang, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để lễ hội trở về với mục đích ban đầu chớ không nên cấm đoán hay chế giễu, lên án.