Phó Vụ Trưởng Vụ Tổ Chức Cán Bộ Tổng Cục Thuế

Phó Vụ Trưởng Vụ Tổ Chức Cán Bộ Tổng Cục Thuế

“Tôi nhận thức sâu sắc bản thân phải bắt tay ngay vào công việc mới, cùng tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Thuế trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao trình độ, trí tuệ; luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tâm huyết với ngành; nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý trong triển khai công việc, phát huy những kinh nghiệm, thành quả quý báu của các thế hệ Lãnh đạo tiền nhiệm”, ông Vũ Mạnh Cường khẳng định.

“Tôi nhận thức sâu sắc bản thân phải bắt tay ngay vào công việc mới, cùng tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Thuế trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao trình độ, trí tuệ; luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tâm huyết với ngành; nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý trong triển khai công việc, phát huy những kinh nghiệm, thành quả quý báu của các thế hệ Lãnh đạo tiền nhiệm”, ông Vũ Mạnh Cường khẳng định.

TCDN - Bộ Tài chính quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Sáng ngày 21/10, tại Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 2482/QĐ-BTC ngày 17/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn.

Với trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành của ông Vũ Mạnh Cường, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ tin tưởng ở cương vị Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Vũ Mạnh Cường sẽ cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế  điều hành Tổng cục Thuế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát huy được thành quả tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước.

“Trước mắt đề nghị tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường cần chung tay cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí trong nội bộ; chung sức, chung lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, nhà nước, Bộ Tài chính giao. Đồng thời, Lãnh đạo Bộ Tài chính đề toàn ngành Thuế tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ mọi giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chỉ đạo.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trao quyết định cho tân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn chúc mừng Tổng cục Thuế đã kiện toàn được Ban lãnh đạo, đồng thời chúc mừng ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, được Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính tín nhiệm bổ nhiệm giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thứ trưởng đánh giá, trong quá trình công tác, ông Vũ Mạnh Cường luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc; là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành tài chính.

Lãnh đạo Hà Nội tặng hoa chúc mừng ông Vũ Mạnh Cường.

Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, năng lực cá nhân của đồng chí Vũ Mạnh Cường trong thời gian giữ vị trí lãnh đạo tại Cục Thuế Hà Nội, tiếp tục triển khai đề án kế thừa từ các đồng chí Cục trưởng trước đây. Ngành Thuế Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu năm 2023 và 10 tháng năm 2024, hướng tới thu bền vững.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Thành ủy Hà Nội đã tin tưởng và tín nhiệm khi giao trọng trách này.

Theo ông Cường, ngành Thuế là ngành có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội với vai trò chủ công trong việc xây dựng ngân sách nhà nước. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế sẽ tạo nguồn lực tài chính vững mạnh, làm đòn bẩy phát triển cho các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, cho văn hóa, y tế, giáo dục, cho phát triển kinh tế số, thực hiện chuyển đổi số Quốc gia… góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế tặng hoa tân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường.

Cùng với với đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đề nghị tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường cần tập trung phối hợp với các thành viên Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế để lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường công tác phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là tại các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế.

Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ - Bộ Công an

Chiều 2/7, tại Công an tỉnh Hậu Giang, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Võ Thành Hưng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho 2 cán bộ giữ vị trí Lãnh đạo cấp vụ thuộc Bộ.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã trao Quyết định số 2168/QĐ-BTC về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Đức Hội - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, giữ chức Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, kể từ ngày 17/9/2024.

Thứ trưởng Võ Thành Hưng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Tiến Dũng.

Thứ trưởng Võ Thành Hưng cũng đã trao Quyết định số 2169/QĐ-BTC về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng, Văn phòng Bộ Tài chính giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), kể từ ngày 17/9/2024.

Bộ Công Thương đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Bộ trưởng về công tác cán bộ.

Cụ thể, theo Quyết định 2518/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ngày 18/9, điều động ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp đến nhận nhiệm vụ tại Cục Công nghiệp và bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Công nghiệp. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Đồng chí Phạm Nguyên Hùng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,0.

Ngày 20/9, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

Theo Quyết định bổ nhiệm cán bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ký ngày 18/9/2024, ông Nghiêm Quang Tuấn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế, Thanh tra, Cục Bảo vệ thực vật được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật với thời hạn 5 năm.

Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và phát triển nguồn nhân lực của ngành Công Thương; chính sách lao động, tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua - khen thưởng trong ngành Công Thương theo quy định của pháp luật.

1. Về tổ chức bộ máy và biên chế

a) Trình Bộ trưởng để trình cấp có thẩm quyền quyết định: Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Tổng cục; thành lập, nâng cấp, tổ chức lại, giải thể Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; quy định phân cấp quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại giữa Trung ương và địa phương.

b) Tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt:

- Đề án tổng thể về tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương;

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của các Vụ,  Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật; phân công, phân cấp cho các tổ chức trực thuộc Bộ;

- Thông tư hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ngành Công Thương của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định;

- Xếp hạng đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc Bộ;

- Biên chế, số lượng vị trí việc làm của các cơ quan hành chính thuộc Bộ theo quy định, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc hàng năm đối với Tổng cục, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ theo quy định.

c) Cho ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo quyết định hành chính do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì xây dựng có nội dung về tổ chức bộ máy, biên chế trước khi Lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức

a) Tổng hợp, xây dựng, trình Bộ trưởng:

- Công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ; phương án cán bộ, nhân sự do cấp trên quản lý;

- Triển khai, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức và đối tượng khác tại các đơn vị thuộc Bộ theo quy định pháp luật và quy định của Bộ;

- Quy trình quản lý và quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

- Quy định thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Thứ trưởng và tương đương, quyết định lương thưởng, phụ cấp và các chính sách khác của chức danh này theo quy định của pháp luật;

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cấp Trưởng, cấp Phó của người đứng đầu các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương của các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; các chức danh khác theo quy định của Bộ; cử cán bộ biệt phái theo quy định của pháp luật; thành lập/ công nhận hội đồng trường và bổ nhiệm/ công nhận Chủ tịch Hội đồng trường đối với các Trường thuộc Bộ theo quy định;

- Đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng khác tại các đơn vị thuộc Bộ theo quy định pháp luật và quy định của Bộ;

- Đầu mối về công tác Thương vụ; cử, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật đối với công chức đi công tác nhiệm kỳ nước ngoài và quyết định lương thưởng, phụ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các chính sách khác đối với Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành; cho ý kiến để bổ nhiệm Tổng giám đốc các Tổng công ty, Công ty 100 % vốn nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao quản lý theo quy định của pháp luật;

- Cử, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các chính sách khác của Người đại diện vốn nhà nước tại các công ty cổ phần do Bộ được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

b) Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành quy định, hệ thống chức danh đầy đủ, tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính của Bộ Công Thương; tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo quản lý đối với các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp thuộc Bộ hoặc được giao quản lý; tổ chức, hướng dẫn thực hiện sau khi được ban hành.

c) Trình Bộ trưởng quyết định cử các đoàn, cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; giải quyết thủ tục cho cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp và các chức danh khác thuộc diện Bộ quản lý ở các đơn vị đi nước ngoài về việc riêng theo quy định phân cấp của Bộ và của pháp luật.

d) Tham mưu thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị thuộc Bộ theo phân cấp.

đ) Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức Cơ quan Bộ và cán bộ lãnh đạo thuộc Bộ quản lý theo quy định.

e) Tham mưu, thực hiện các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với các tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Bộ quản lý và các đối tượng khác theo phân cấp và quy định của pháp luật. Tổng hợp, trình Bộ trưởng việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

g) Tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong ngành Công Thương.

3. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện/ phối hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực của ngành Công Thương.

b) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án, dự án, kế hoạch, chương trình, tài liệu và các nhiệm vụ khác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ liên quan lập kế hoạch và phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nội dung được phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, hội nhập kinh tế quốc tế, kiến thức quốc phòng và an ninh… cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành theo thẩm quyền của Bộ.

d) Định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

đ) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đề án, chương trình, chương trình mục tiêu (quốc gia) về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Chủ trì tìm kiếm, đề xuất, đàm phán, trình ký kết/ký kết theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện các thỏa thuận, cam kết, hiệp định hợp tác, dự án hợp tác quốc tế (gồm cả dự án ODA, vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật,..) về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương;

e) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ theo quy định; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành chức năng xác định nhu cầu đặt hàng đào tạo nhân lực cho ngành Công Thương, trình Bộ trưởng phê duyệt phương án đặt hàng, giao nhiệm vụ, giám sát và nghiệm thu kết quả thực hiện.

4. Về sắp xếp và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp

a) Trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, quyết định:

- Về Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của các doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thành lập, tổ chức lại, chuyển sở hữu, phân loại, xếp hạng, xếp loại đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ hoặc được giao quản lý theo quy định của pháp luật;

- Giao nhiệm vụ cho Người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần do Bộ được giao là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định những nội dung về Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ; thành lập, tổ chức lại,  và những nội dung khác được phân công quản lý theo quy định của Bộ.

b) Thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra việc quản lý, sử dụng và các chế độ đối với người quản lý và lao động tại các doanh nghiệp thuộc Bộ hoặc Bộ được giao là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước.

5. Về chính sách lao động, tiền lương

a) Xây dựng, trình Bộ để kiến nghị với cơ quan chức năng ban hành các chính sách, chế độ đối với các nghề đặc thù của ngành Công Thương; giải quyết các vướng mắc về chính sách, chế độ lao động, tiền lương liên quan đến người lao động đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ theo phân cấp.

b) Phê duyệt việc thực hiện tiền lương, thưởng, thu nhập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp do Bộ nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần do Bộ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo lao động, tiền lương, thưởng, thu nhập; đầu mối báo cáo lao động nước ngoài làm việc tại các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định.

c) Tham mưu, tổ chức thực hiện nâng bậc lương, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chế độ tinh giản biên chế, chế độ thôi việc, bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và các chế độ khác của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ theo quy định.

6. Tham mưu cho Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương về công tác thi đua, khen thưởng của ngành Công Thương: thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực; giúp Bộ trưởng tổ chức các phong trào thi đua theo hình thức thường xuyên và theo đợt (chuyên đề); phát hiện điển hình, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua, điển hình tiên tiến; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng, đôn đốc các cơ quan đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; thẩm định, đề xuất Lãnh đạo Bộ quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng; phối hợp thực hiện việc tổ chức trao tặng khen thưởng.

7. Thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Vụ theo mục tiêu và nội dung Chương trình cải cách hành chính của Bộ.

8. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ trong lĩnh vực tổ chức cán bộ tại các đơn vị thuộc Bộ. Tổng hợp, thống kê và báo cáo công tác thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định.

9. Đầu mối tổng hợp báo cáo chung về các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Trình Bộ trưởng quyết định công nhận Ban vận động về thành lập hội/hiệp hội  và ý kiến về việc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, đổi tên; phê duyệt điều lệ hội/hiệp hội theo quy định của pháp luật.

10. Đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với Trung tâm Y tế - Môi trường lao động Công Thương.

a) Các Ban: Vì sự tiến bộ của phụ nữ;  Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

b) Các Hội đồng: Lương; Tuyển dụng, nâng ngạch và chuyển ngạch công chức; Kỷ luật; Xét và đề nghị tặng các danh hiệu nhà giáo.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc

1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

2. Vụ hoạt động theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;

b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng và công chức của Vụ;

c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;

d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;

đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;

e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ;

g) Quản lý, tổ chức các tổ/nhóm giúp việc Vụ trưởng; phân công, sắp xếp công chức của Vụ hợp lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, Yên Bái, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, Học viện Chính trị Công an nhân dân.

Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, ông Vũ Mạnh Cường có trình độ chuyên môn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách Khoa Hà Nội; cử nhân Kinh tế, Trường Đại học Tại chính Kế toán Hà Nội; cử nhân ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội.

Ông Vũ Mạnh Cường có quá trình công tác 25 năm trong ngành tài chính, đã đảm nhận qua nhiều vị trí công tác và cương vị lãnh đạo.

Cụ thể, ông Cường có 7 năm kinh nghiệm quản lý ở vai trò cấp phó, cấp trưởng tại Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế). Năm 2023, ông Cường được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị toàn ngành thuế tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao.

Ông cũng đề nghị tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường tập trung phối hợp, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế; đặc biệt là tại các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế...