Từ năm 2012, song song với hoạt động âm nhạc, Mỹ Tâm ra mắt thương hiệu thời trang riêng. Khi ngồi "ghế nóng" cuộc thi Vietnam Idol, nữ ca sĩ vấp phải nhiều nhận xét trái chiều cho phong cách thời trang. Thậm chí cô còn bị chỉ trích khi mặc đồ nhái thương hiệu Viktor & Rolf trong một đêm thi của Vietnam Idol 2014.
Từ năm 2012, song song với hoạt động âm nhạc, Mỹ Tâm ra mắt thương hiệu thời trang riêng. Khi ngồi "ghế nóng" cuộc thi Vietnam Idol, nữ ca sĩ vấp phải nhiều nhận xét trái chiều cho phong cách thời trang. Thậm chí cô còn bị chỉ trích khi mặc đồ nhái thương hiệu Viktor & Rolf trong một đêm thi của Vietnam Idol 2014.
Theo Kollectionk, các công ty Kpop đã thành công trong việc mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu, với nhiều nhóm nhạc đạt được danh tiếng quốc tế.
Dẫn đầu không ai khác là HYBE – công ty chủ quản của BTS. Bộ óc thiên tài của họ không chỉ nằm ở đội ngũ nghệ sĩ tài năng mà còn ở chiến lược mở rộng toàn cầu.
Sự định vị: Thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu nội dung do Hàn Quốc sản xuất, HYBE hướng đến việc tạo ra nội dung phù hợp với thị trường từng khu vực. Công ty chủ động tìm tòi thị trường, tìm kiếm tài năng và sản xuất nội dung phù hợp với văn hóa địa phận đó.
Đa dạng hóa: Công ty giải trí hàng đầu xứ sở Kim chi đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, ngoài sản xuất âm nhạc với nhiều hình thức giải trí khác. Việc HYBE trả 1,05 tỉ USD để mua Ithaca Holdings, tập đoàn truyền thông - giải trí Mỹ đứng sau sự nghiệp của Justin Bieber, Ariana Grande là ví dụ rõ ràng về chiến lược này.
Số hóa: Công ty đứng sau BTS đi đầu trong việc khai thác sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số. Từ việc sớm áp dụng YouTube để phân phối video âm nhạc đến việc sử dụng nền tảng dành cho người hâm mộ Weverse, HYBE đã tối đa hóa các phương tiện trực tuyến để tiếp cận khán giả toàn cầu.
Ngoài ra, cần làm nổi bật văn hóa doanh nghiệp độc đáo của công ty. Triết lý của HYBE: “Music and artist for healing” (Tạm dịch: Âm nhạc và nghệ sĩ để chữa lành), là phương pháp giúp công ty tiếp cận công chúng.
“Không chỉ là về con số hay lợi nhuận. Đó là tác động mà chúng tôi tạo ra kết nối khán giả thông qua âm nhạc và nghệ sĩ của mình. Chúng tôi tin vào sức mạnh của âm nhạc có thể hàn gắn và gắn kết mọi người lại với nhau, bất kể ranh giới văn hóa hay địa lý. Chúng tôi cam kết tạo ra tác động tích cực trên toàn cầu thông qua nội dung của mình” – HYBE thông tin.
Tính đến thời điểm này, BTS là nhóm nhạc có sức ảnh hưởng lớn nhất trong Kpop tại thị trường Mỹ, tiếp đó là BlackPink. Sự thành công của BTS tuy chưa thể so sánh với nhiều nghệ sĩ nội địa, song đã và đang khai phá, khẳng định vị thế với thành tích đứng đầu Billoard 100 hay nhận những giải thưởng danh giá âm nhạc nước Mỹ.
Điều này khiến những công ty đối thủ ham muốn “giấc mơ Mỹ”, thể hiện rõ nhất là SM. Công ty này từng tạo ra SuperM – tập hợp các nhân tố mạnh trong các nhóm nhạc nhà SM và giới thiệu là "Kpop Avengers". Trái lại với kỳ vọng, SuperM chỉ nhận về thành tích bết bát, ngập tràn những đánh giá tiêu cực khó lòng cạnh tranh với BTS.
Lee Soo Man từng chia sẻ tham vọng tuyển chọn thần tượng được sinh ra ở Hollywood, những ngôi sao sẽ được quảng bá với tư cách là nhóm nhạc NCT Hollywood trên thị trường toàn cầu trong tương lai. Dù vậy, các nhóm nhạc đến từ công ty này còn cách khá xa đối thủ nếu nói về việc thâm nhập thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới.
Về YG, họ có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng toàn cầu. Chiến lược của họ là ra mắt những nhóm nhạc có phong cách âm nhạc mạnh mẽ thu hút khán giả quốc tế. Thành công lớn nhất của YG cho đến hiện tại là BlackPink.
Nổi bật với cách tiếp cận sáng tạo để vươn ra toàn cầu, JYP Entertainment tiên phong trong ý tưởng về các nhóm nhạc đa quốc gia. Họ đã ra mắt các nhóm như Miss A và Twice, bao gồm các thành viên đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Chiến lược này đã thành công trong việc tiếp thị các nhóm tới nhiều thị trường cùng lúc.
"Mở rộng ra nước ngoài không chỉ là xuất khẩu âm nhạc, mà còn là sự hiểu biết và hòa nhập với các nền văn hóa đa dạng” – JYP.
Trong khi HYBE, SM, YG và JYP - được gọi chung là "Big 4" - dẫn đầu về tốc độ mở rộng toàn cầu, nhiều công ty khác cũng bắt đầu ghi dấu ấn bằng những chiến lược tối ưu.
Xác định nội dung là điều đầu tiên các công ty nghĩ tới, việc này bao gồm tuyển chọn thần tượng từ nhiều quốc gia khác nhau, tạo bài hát bằng các ngôn ngữ khác nhau và sản xuất các phiên bản video âm nhạc.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng quan trọng không kém. Các công ty sử dụng các nền tảng như YouTube, Twitter và Instagram để quảng bá nghệ sĩ của họ trên toàn cầu.
Trong nhiều năm trở lại đây, việc hợp tác với các nghệ sĩ quốc tế phổ biến hơn. Những sự hợp tác như vậy không chỉ tạo ra sự phấn khích cho người hâm mộ mà còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu của Kpop.
Từ khởi đầu khiêm tốn đến thống trị toàn cầu, hành trình của các công ty Kpop thực sự đáng chú ý. Đây là minh chứng cho sức mạnh của âm nhạc, chiến lược và sự hiểu biết về văn hóa.