Quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông thường có thể được mở sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý đầu tư quy định.
Đồng thời, việc góp vốn của nhà đầu tư phải phù hợp với mức vốn góp được phê duyệt tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thời điểm trước khi đạt được phê duyệt pháp lý, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể chuyển tiền vào Việt Nam phục vụ hoạt động chuẩn bị đầu tư. Khoản tiền đầu tư này được chuyển từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thanh toán các chi phí hợp pháp cho giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam.
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA – Direct Investment Capital Account) là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam, được mở nhằm mục đích thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Cần phân biệt DICA với IICA – Indirect Investment Capital Account (tài khoản vốn đầu tư gián tiếp) là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Điểm khác biệt cơ bản giữa DICA và IICA nằm ở đối tượng mở và mục đích sử dụng tài khoản.
– Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp, mà không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP – Public Private Partnership (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Phụ thuộc vào hình thức đầu tư, đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp có thể được xác định như sau:
Quy định này được yêu cầu cho khoản vốn đầu tư trực tiếp khi giảm vốn đầu tư; chuyển nhượng dự án đầu tư; kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP. Ngoại lệ chỉ áp dụng một số trường hợp được pháp luật xác định cụ thể.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp… thì được phép sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam của nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục chuyển vốn và nguồn thu ra nước ngoài.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
Do vậy, việc chia sẻ thông tin chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ tòa án. Quy định chỉ được ngoại lệ đối với một số vụ án nghiêm trọng. Theo đó, bất cứ một nhân viên ngân hàng nào nếu tiết lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý hình sự với mức án cao mang tính nghiêm khắc và có thể phải bồi thường. Ngân hàng liên quan cũng bị xử lý rất nặng.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng ở nhiều nước còn sử dụng cơ chế tài khoản mật danh, tức là cung cấp cách thức đặc biệt để các chủ tài khoản cung cấp tên tài khoản là một mã số hoặc một danh xưng kiểu “nickname”. Thông tin cá nhân chi tiết của những tài khoản như thế chỉ được biết bởi các quản lý cấp cao của ngân hàng, những nhân viên giao dịch không thể biết, hồ sơ cũng được bảo vệ rất cẩn mật. Đặc điểm này khá phổ biến tại nhiều ngân hàng châu Âu, bao gồm các ngân hàng Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì cơ quan không phải là tòa án cũng có thể yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin các khách hàng, tạo nên nhiều tâm lý bất an cho khách hàng.
Ông Nghĩa đề xuất cơ quan chức năng ban hành quy định hạn chế việc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng theo hướng chỉ tòa án mới có quyền yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Hiện tại, quyền yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế…
Điểm b Khoản 6 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “... ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin vể điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;...”.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 176 Luật Thi hành án dân sự cũng quy định trách nhiệm trong thi hành án dân sự của ngân hàng và tổ chức tín dụng khác phải “cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự”.
Điểm e Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ: “Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khấn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;...”.
Điều 46 Luật Thanh tra năm 2010 quy định trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có quyền: “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;...” và “Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;...”.
Khoản 2 Điều 27 Luật Quản lý thuế quy định một trong các nhiệm vụ của ngân hàng thương mại là “cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản”.
Tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế cũng quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế.
Các Luật, Nghị định này do Quốc hội, Chính phủ ban hành, quy định trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng nhằm mục đích quản lý Nhà nước.
Quy định vấn đề này trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích phục vụ hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên.
Đối với Luật Quản lý thuế, quy định vấn đề này nhằm phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối với Luật Thi hành án dân sự, quy định về vấn đề này nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động thi hành án dân sự của Chấp hành viên trong việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
Để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) đã quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo mật thông tin (Điều 14) và Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng (Điều 8), hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (Điều 9), đồng thời quy định trách nhiệm bảo mật thông tin của các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác, cá nhân (Điều 15).