Việt Nam Cộng hòa (VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một nhà nước đã từng tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975 trong lịch sử Việt Nam.
Việt Nam Cộng hòa (VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một nhà nước đã từng tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975 trong lịch sử Việt Nam.
Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.[139][140][141]
Nhà sử học Frances FitzGerald viết:
Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính phủ con rối của Mỹ.[143] Chuyên gia bình định, Trung tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam".[144]
Các nhà nghiên cứu Craig A. Lockard[47], Gregory Daddis[145], Marilyn Young[146], James M. Carter[147] cũng từ những góc độ khác nhau để đưa ra những nhận định ủng hộ quan điểm trên.
Sinh ra trong thời chiến, bị kỳ thị sau ngày hòa bình, sống khó nhọc khi đến Mỹ, số phận
Hải quân Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: Republic of Vietnam Navy, RVN) là lực lượng Hải quân trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trên cả vùng sông nước và lãnh hải Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân của lực lượng này là Hải quân Quân đội Quốc gia Việt Nam, gồm những tàu chiến nhỏ do quân đội Liên hiệp Pháp trang bị trước khi rút lui khỏi Việt Nam.
Trong khoảng thời gian tồn tại, Hải quân Việt Nam Cộng hòa là lực lượng có trang bị mạnh nhất Đông Nam Á. Khác với Hải quân Hoa Kỳ được trang bị tàu sân bay để có thể yểm trợ các lực lượng tác chiến trên vùng biển xa cũng như các lực lượng tác chiến ven biển, hải quân VNCH chỉ được Hoa Kỳ cung cấp cho những tuần duyên hạm, khu trục hạm và các chiến hạm loại nhỏ và vừa để có thể tuần tiễu và tác chiến tại lãnh hải gần bờ. Hải quân VNCH là lực lượng chủ chốt tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974 tranh chấp các đảo Hoàng Sa với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Năm 1972 Hải quân Việt Nam Cộng hòa trở thành lực lượng hải quân lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 4 thế giới theo số lượng tàu chiến và binh sĩ, chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc [1]. Một số nguồn thì cho rằng HQVNCH lớn thứ 9 trên thế giới [2].
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng hải quân cũng chính thức giải thể.
Hải quân Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1952,[3] là một thành phần vũ trang trong Quân đội Quốc gia của Quốc gia Việt Nam. Bắt đầu từ đây, các ngành liên hệ thuộc Hải quân cũng được thành lập. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang được khánh thành để đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ chuyên nghiệp.[4] Một cơ quan chỉ huy là Ban Hải quân, sau đổi thành Phòng Hải quân đặt trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Các khóa huấn luyện đầu tiên mở từ tháng 9 năm 1952 tới 1953. Thời gian này, vì Hải quân Việt Nam chưa có tàu nên các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam khi ra trường phải tập sự trên các tàu của Pháp, Trong đó có một số sĩ quan thi tuyển giữa năm 1952 được cử đi du học ở Pháp. Tháng 4 năm 1953, Hải đoàn Xung phong 25 được Pháp giao lại cho Hải quân Việt Nam. Cuối năm 1953, có thêm 2 Đoàn Tiểu đĩnh. Riêng về Lực lượng Tuần giang (Giang lực) cũng chính thức hình thành vào thời điểm này. Cuối năm 1955, có thêm 3 Hải đoàn mới: Hải đoàn 21 tại Mỹ Tho, Hải đoàn 23 tại Vĩnh Long và Hải đoàn 24 tại Sài Gòn. Một số cơ sở trên bờ ở Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên cùng với Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang, Hải quân Công xưởng Sài Gòn và kho đạn Thành Tuy Hạ cũng được Pháp chính thức giao cho Hải quân Việt Nam.
Trước khi triệt thoái khỏi Việt Nam theo Hiệp định Genève 1954, quân đội Pháp đã để lại cho Quân đội Quốc gia VN một số chiến hạm và giang đỉnh. Sau đó, cộng thêm với những giang đĩnh của các đoàn tuần giang bán chính quy sáp nhập vào, lực lượng thủy quân Quốc gia Việt Nam gồm có những đơn vị sau:-3 Hộ tống hạm (Patrol Craft - PC)-2 Hải vận hạm (Landing Ship Medium-LSM)-1 Tàu thủy đạo (Batiment Hydrographe)-3 Trục lôi hạm (Dragueur, Yard Mine Sweeper-YMS)-2 Trợ chiến hạm (Landing Ship Support Large-LSSL)-5 Giang pháo hạm (Landing Ship Infantery Large-LSIL)-4 Giang vận hạm (Landing Craft Utility - LCU)-2 Tuần duyên hạm (Garde Côtière - GC)-70 Quân vận đĩnh (Landing Craft Mechanized-LCM). Trong số này có 2 Tiền phong đĩnh (LCM Monitor), 4 Soái đĩnh (LCM de Commandement), 53 quân vận đĩnh bọc thép (LCM Blinde) và 11 Quân vận đĩnh loại nhẹ (LCM leger).-95 Tiểu đĩnh gọi chung là Vơ-đét (Vedette), trong đó có 17 chiếc loại ứng chiến (Vedette d'Interception), 1 Vơ-đét canh phòng (Vedette de Surveillance), 6 chiếc loại Tuần cảng Y (Yard). Ngoài ra là các Tiểu Giáp Đĩnh: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM dài 8 mét và 23 chiếc loại FOM dài 11 mét.-100 Tiểu vận đĩnh LCVP (Landing Craft Vehicle Personnel), tức là loại tàu nhỏ cỡ như Vơ-đét chở được 6 người, trong đó có 81 loại bình thường và 19 loại nhẹ.-15 Sà lan trong đó một Sà lan máy, 1 Sà lan chở nước và 13 Sà lan thường.-3 tàu dòng (Remorqueur)
Ngoài ra, phần lớn các chiến hạm đã cũ và có một vài chiếc không còn dùng được.
Trong những năm đầu mới thành lập, các sĩ quan hải quân người Việt chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, họ không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Hải quân kiêm Phụ tá Hải quân Việt Nam cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, đáng lẽ phải là sĩ quan Hải quân Việt Nam, cũng do giới chức người Pháp nắm giữ. Tính đến năm 1955, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, Đại tá Récher là sĩ quan Hải quân cao cấp nhất của Hải quân Pháp tại Việt Nam. Vì thế, ông đảm nhiệm cả hai chức vụ Phụ tá Hải quân cho Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia và quyền Chỉ huy trưởng Hải quân Quốc gia Việt Nam.
Cho đến cuối năm 1954, khi Hải quân Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thủy quân cho Việt Nam, quân số Hải quân Việt Nam vẫn còn rất ít. Về cấp sĩ quan, cấp cao nhất chỉ có một Đại úy Lê Quang Mỹ, tất cả sĩ quan các khóa 1, 2, 3 là Trung úy, khóa 4 và 5 là Thiếu úy. Ngoài ra, còn thêm các sĩ quan Hải quân đầu tiên tốt nghiệp Trường Hải quân Brest (École Navale de Brest) hồi hương khoảng cuối mùa hè 1955.
Do nhu cầu điều động thủy quân trong các cuộc hành quân, ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Hải quân thay thế Đại tá Récher. Tuy nhiên, việc chuyển quyền chỉ có tính cách chính trị vì toàn bộ sĩ quan của Ban Hải quân dưới quyền tướng Đôn đều là các sĩ quan Hải quân Pháp. Cũng vì lý do này mà Chiến dịch Hoàng Diệu đáng lẽ được tiến hành từ tháng 7 năm 1955, nhưng mãi tới ngày 21 tháng 9 năm 1955 mới khởi sự được.
Khi đó chỉ mới có Hải đoàn Xung phong số 21 được đặt dưới sự điều động của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia, do Thiếu tá Lê Quang Mỹ làm Hải đoàn trưởng. Các Hải đoàn khác tuy đã do sĩ quan Việt Nam làm Chỉ huy trưởng, nhưng về hệ thống vẫn còn trực thuộc Bộ Chỉ huy Giang lực (COFFLUSIC) của Pháp. Vì vậy, trong thời gian diễn ra chiến dịch, các Hải đoàn Việt Nam tham chiến được đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của Thiếu tá Lê Quang Mỹ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955, bằng một nghị định chính thức, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban Hải quân, Phụ tá Hải quân cạnh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia, thay tướng Đôn để chỉ huy Hải quân và đoàn Bộ binh Hải quân (Thủy quân Lục chiến). Vì lẽ này, ông được xem là Chỉ huy trưởng đầu tiên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Qua thời gian dài trưởng thành từ tổ chức, xây dựng, chiến đấu. Tính đến năm 1975 Quân chủng Hải quân Việt Nam đã lớn mạnh với các tổ chức:-1 Bộ Tư lệnh Hải quân-5 Vùng Duyên hải (Hải khu)-2 Vùng Sông ngòi-Hạm đội với nhiều chiến hạm đủ loại-Các Lực lượng: Đặc nhiệm, Duyên phòng, Duyên đoàn, Liên đoàn, Tuần giang, Giang đoàn Xung phong.-3 Trung tâm Huấn luyện Hải quân tại Nha Trang, Cam Ranh và Sài Gòn-Hải quân Công xưởng (Sài Gòn)-Quân số: Khoảng 40.000 người gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ (trong đó có 12 tướng lãnh)
Ngày 7 tháng 11 năm 1955, Pháp chuyển giao Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Khi đó, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang huấn luyện các khóa sĩ quan sau đây:-Khóa 6 Sĩ quan Hải quân với tổng số 21 sinh viên sĩ quan, gồm 16 thuộc ngành Chỉ huy và 5 ngành Cơ khí. Nhập trường ngày 21 tháng 4 năm 1955, thời gian thụ huấn 11 tháng. Mãn khóa ngày 8 tháng 3 năm 1956.-Khóa 7 Sĩ quan Hải quân bắt đầu tuyển mộ vào cuối năm 1955. Khóa này được khai giảng tại Nha Trang vào đầu năm 1956. Học trình kể cả thực tập ngoài đơn vị, được nâng lên hai năm với đầy đủ các môn học văn hóa, kiến thức và chuyên nghiệp cho hai ngành chỉ huy và cơ khí.
Kể từ đó, mỗi năm Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang đào tạo khoảng 1.200 nhân sự các cấp.
Ngày 7 tháng 12, để bành trướng các hoạt động ở sông rạch, mỗi Hải đoàn được trang bị 6 LCM, 4 LCVP và 6 Ho-bo (Hors Bord) có vận tốc cao. Hải quân tiếp nhận hai Trợ chiến hạm (Landing Ship Support Large-LSSL): HQ.225 và HQ.226.
Về quân số, vào tháng 7 năm 1955, Hải quân Việt Nam Cộng hòa có 3.858 người, kể cả 1.291 người thuộc đoàn Bộ binh Hải quân. Cũng trong năm này, Hải quân thành lập các lực lượng lớn và tất cả Bộ Chỉ huy đều đặt tại Sài Gòn.-Hải lực gồm có:-3 Hộ tống hạm loại PC (Patrol Craft hay Submarine Chaser): Chi Lăng HQ.01, Vạn Kiếp HQ.02 và Đống Đa HQ.03-3 Trục lôi hạm loại YMS: Hàm Tử HQ.111, Chương Dương HQ.112, Bạch Đằng HQ.113-2 Trợ chiến hạm loại LSSL: HQ.225 Nỏ Thần và HQ.226 Linh Kiếm-4 Hải vận hạm loại LSM (Landing Ship Medium): Hát Giang HQ.400, Hàn Giang HQ.401, Lam Giang HQ.402 và Ninh Giang HQ.403-10 Tuần duyên đĩnh loại WBP (Coast Guart Patrol Cutter)-Giang lực, gồm có:-5 Hải đoàn, mỗi Hải đoàn được trang bị tối thiểu 5 Quân vận đĩnh (Landing Craft Mechanized-LCM), 4 Tiểu vận đĩnh (Landing Craft Vehicle and Personnel-LCVP), 5 Ho-bo có vận tốc cao-4 Giang pháo hạm loại LSIL (Landing Ship Infantry Large)-5 Giang vận hạm loại LCU (Landing Craft Utility)4 chiếc YTL (Yard Tug Light hay Harbor Craft)
Hậu cứ các Hải đoàn được đặt tại các địa điểm: Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên và Cát Lái.
-Các đơn vị trên bờ gồm có:-Bốn Duyên khu tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu và Đà Nẵng-Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang-Hải quân Công xưởng-Trung tâm Tiếp liệu-Các Thủy xưởng tại Cần Thơ và Đà Nẵng
Kể từ ngày 21 tháng 12 năm 1955, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa Lê Quang Mỹ công bố thành lập lực lượng Bộ binh Hải quân[46] hình thành và bắt đầu hoạt động như là một đơn vị của Hải quân.
Bộ Tư lệnh Hải Quân được đặt ở Trại Bạch Đằng sau khi Pháp bàn giao căn cứ Caserne Francis Garnier trên bờ sông Sài Gòn
Về Quân y, Y sĩ Thiếu tá Phạm Tấn Tước[47] đảm nhiệm chức vụ Y sĩ trưởng Hải quân. Bộ Chỉ huy Bộ binh Hải quân cùng đóng chung ở Trại Bạch Đằng. Y sĩ Thiếu tá Tước cũng phụ trách luôn phần quân y cho đơn vị này.
Không chỉ giao chiến với Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc:
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kì viện trợ bằng cách chuyển giao một số tàu chiến của Hải quân Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, chỉ một số nhỏ ghe tuần tiễu là do Hải quân Pháp để lại:-Ghe Nautilus -Duyên tốc đĩnh PCF (Swift) -Khinh tốc đĩnh PTF-PTF loại cũ -PTF Na Uy (Nasty) -PTF (Osprey)
-Tuần dương hạm WHEC (HQ 2, 3, 5, 6, 15, 16, 17) -Khu trục hạm DER (HQ 1, 4) -Hộ tống hạm PCE-MSF (HQ 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14) -Hộ tống hạm PC (HQ 01, 02, 03, 04, 05, 06) -Trục lôi hạm MSC (HQ 114, 115, 116) -Tuần duyên hạm PGM (20 chiếc) -Dương vận hạm LST (HQ 500, 501, 502, 503, 504, 505) -Cơ Xưởng hạm AGP (HQ-800, 801, 802) -Hải vận hạm LSM (HQ 401, 402, 403, 404, 405, 406) -Trợ chiến hạm LSSL (HQ 228, 229, 230, 231) -Hỏa vận hạm (HQ YOG (6 chiếc) -Khinh tốc đỉnh PT (8 chiếc) -Duyên tốc đỉnh PCF (107 chiếc) -Tuần duyên đỉnh WPB (26 chiếc) -Hải thuyền (250 chiếc) -Giang đỉnh Chỉ huy LCM Commandement (14 chiếc) -Giang vận hạm LCU (16 chiếc) -Giang tốc đỉnh PBR (239 chiếc) -Quân vận đỉnh LCVP (53 chiếc) -Giang vận đỉnh LCM 6 và LCM 8 (không nhớ rõ)
Chữ viết tắt dùng trong phần danh sách các hạm:-TT: (Trọng tải) -KT: (Dài × Rộng × Mớm nước - Đơn vị = mét) -VT: (Vận tốc) -TD: (Thủy thủ đoàn) -VK: (Vũ khí)
Ngoài ra trang bị cho Hải quân VNCH còn có:-Giang vận hạm LCU: 16 chiếc (từ tàu HQ-533 đến HQ-548 - tên cũ là: LSU-1502, 1594, 1476, 1480)
-Tuần duyên hạm GC: 2 chiếc -Hoả vận hạm YOG: 6 chiếc -Giang tốc đỉnh PBR: 239 chiếc
-Khinh tốc đỉnh: 8 chiếc -Duyên tốc đỉnh PCF: 107 chiếc
-Hải thuyền: 250 chiếc -Giang đỉnh chỉ huy LCM: Commandement 14 chiếc-Quân vận đỉnh LCVP: 53 chiếc -Tiểu vận đỉnh ASPB: 84 chiếc
-Giang vận đỉnh LCM 6 và LCM 8: (Không nhớ rõ)
Các hạm của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đều mang chữ W ở đầu để dễ phân biệt (WHEC, WBP, WLV, v.v.)
Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, một số chiến hạm đã rời VN sang Philippines. Tên của các tàu này được ghi bằng (chữ nghiêng).
Lục quân Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: Army of the Republic of Vietnam, ARVN) hay Bộ binh là lực lượng quân chủ lực chiến đấu trên bộ của Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng này có nguồn gốc là những binh lính người Việt chiến đấu trong quân đội Liên hiệp Pháp, sau là Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Vào thời kỳ đỉnh cao, Lục quân Việt Nam Cộng hòa lớn thứ 4 trên thế giới theo số lượng binh sĩ, chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai chấm dứt, Pháp mang quân viễn chinh trở lại Đông Dương nhằm đặt lại nền đô hộ trên các thuộc địa cũ theo chính sách thực dân của Pháp. Tướng Charles de Gaulle bổ nhiệm đô đốc Thierry d'Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương và tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque làm Tư lệnh Quân đội Viễn chinh. Vào cuối tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp đã núp bóng quân đội Anh do tướng Douglas Gracey chỉ huy để giải giới Quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở xuống.
Cuộc xâm lăng mới của Pháp này đã gặp sức kháng cự mạnh mẽ của Việt Nam, nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các đoàn thể võ trang như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên trong Miền Nam. Mặc dù tinh thần kháng chiến chống thực dân của người Việt rất cao, nhưng vì vũ khí thô sơ và tổ chức còn rời rạc, nên các lực lượng vũ trang này bị quân Pháp đánh bật khỏi các đô thị ven biển và đồng bằng. Đa số phải rút về thôn quê hay vào bưng biền kháng chiến lâu dài. Pháp nhanh chóng tổ chức các lực lượng bản xứ để trợ giúp cho việc chiếm đóng và bình định lãnh thổ. Trong số những người ra cộng tác với Pháp, một số đã gia nhập Quân đội Viễn chinh và được gọi là Thân binh Đông Dương (Partisans Indochinois). Về sau, vì nhu cầu chiến tranh bành trướng mau lẹ, người Pháp đã tuyển mộ lính địa phương tại chỗ và lập thành các lực lượng phụ thuộc (forces suppletives) do sĩ quan Pháp chỉ huy. Nhiều người hợp tác với Pháp là các phần tử muốn nhờ cậy vào thế lực của Pháp để chống lại Việt Minh, phong trào mà họ cho là có xu hướng thân Chủ nghĩa Cộng sản.
Sang năm 1948, "Giải pháp Bảo Đại" ra đời với chủ trương đoàn kết các lực lượng chống Việt Minh. Theo Hiệp ước Élysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949 giữa Quốc trưởng Việt Nam Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol, Quốc gia Việt Nam được thành lập, có Quân đội và Chính sách ngoại giao riêng. Do đó, quân đội được chính thức thành lập và lấy tên là Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Do nghị định Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1949, Quân đội Quốc gia được thành lập, lúc đầu lấy tên là Vệ binh Quốc gia (Garde Nationale). Quân đội Quốc gia lúc này có quy chế riêng và lương bổng được hưởng tương đối cao hơn phụ lực quân lúc trước. Ba đơn vị chiến đấu đầu tiên được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 là các Tiểu đoàn Bộ binh số 18, 2 và 3, gọi tắt là BVN (Batallion Vietnamien).
Lần lượt, các lực lượng quân sự phụ thuộc khác như Cộng hòa Vệ binh trong miền Nam, Bảo vệ Quân ở miền Trung (sau đổi tên là Việt binh Đoàn) và Bảo chính Đoàn ở miền Bắc, được thuyên chuyển qua hoặc sáp nhập vào Quân đội Quốc gia. Còn các lực lượng võ trang của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tại Miền Nam Việt Nam hoặc trở về hợp tác với Chính phủ Quốc gia Việt Nam, hoặc rút về căn cứ kháng chiến, nhưng về sau lần lượt bị tiêu diệt.
Quân số Quân đội Quốc gia vào cuối năm 1949 là 45.000 người, không kể các lực lượng còn trong hệ thống quân đội Pháp.
Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân đội Quốc gia với lập trường "Chống Cộng", gia tăng quân số lên 60.000 người, do ngân sách Quốc gia đài thọ 40%, phần còn lại do Pháp gánh chịu. Viện trợ Mỹ cũng bắt đầu giao thẳng cho các đơn vị Việt Nam, chứ không qua trung gian Quân đội Pháp theo Chương trình Viện trợ Hỗ tương Quốc phòng (Mutual Defense Assistance Program - MDAP).
Ngày 5 tháng 5 năm 1951, Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thật sự thành hình, với những cơ cấu tổ chức đầu não như Bộ Tổng tham mưu, Nha Quân pháp, Nha Thanh tra, Tổng nha Hành chánh và Quân lương, Nha Quân cụ, Nha Quân y, v.v.
Cuối năm 1951, quân số lên tới 110.000 người. Các đơn vị nòng cốt được thành lập trong thời kỳ này là:-Tiểu đoàn Nhảy dù.-Đại đội 1 và 3 Truyền tin.-Đệ Nhất Chi đoàn Thám thính xa.-Tiểu đoàn Pháo binh.-Đại đội 2 và 3 Công binh.
Cuối năm 1952, Quân đội Quốc gia có 148.000 người, gồm 95.000 quân Chủ lực và 53.000 Bảo an Địa phương. Các đơn vị gồm có:-59 Tiểu đoàn Bộ binh.-2 Tiểu đoàn Nhảy dù.-2 Tiểu đoàn Ngự lâm quân.-8 Tiểu đoàn Sơn cước
Về cơ giới có:-6 Chi đoàn Thám thính xa.-1 Tiểu đoàn Pháo binh và 8 Pháo đội biệt lập.-6 Đại đội Vận tải.-6 Đại đội Truyền tin.-2 Liên đoàn Tuần giang.
Năm 1954, Quân đội Quốc gia có nhiều Tiểu đoàn tham gia trận Điện Biên Phủ bên cạnh lực lượng Pháp. Một chỉ huy nổi tiếng là một sĩ quan người Việt, Phạm Văn Phú (sau này là Tư lệnh Quân đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và nhiều đơn vị tiêu biểu cũng tham gia trận đánh, gây nhiều khó khăn cho bộ đội Việt Minh. Tổng số quân nhân người Việt ở lòng chảo Mường Thanh khoảng 2.000 binh sĩ. Pháp thất bại sau 55 ngày đêm chiến đấu, tất cả quân nhân Pháp và Việt chịu chung số phận bị Việt Minh bắt sống.
Sau cuộc ngưng bắn do Hiệp định Genève ấn định, các đơn vị của Quân đội Quốc gia đồn trú tại phía bắc Vĩ tuyến 17 được lần lượt di chuyển vào Nam kể từ tháng 8 năm 1954. Phần lớn các đơn vị đóng chung quanh Hà Nội và Hải Phòng được đưa vào vùng Đà Nẵng, Nha Trang và các tỉnh Miền Trung. Các Tiểu đoàn Nùng (Sơn cước) được đưa vào Cam Ranh để sau này thành lập Sư đoàn Nùng tại sông Mao do Đại tá Vòng A Sáng[a] chỉ huy. Bộ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu dời vào Nha Trang. Riêng các Trung tâm Huấn luyện Hà Nội và Quảng Yên được sáp nhập vào Trung tâm Quán Tre thuộc tỉnh Gia Định.
Trong thời gian chiến tranh, một số đơn vị bị Việt Minh bắt làm tù binh đã tự giải tán, phần lớn binh sĩ bỏ về quê. Nhiều đơn vị khác cũng tự bỏ chạy hoặc gia nhập Việt Minh. Một phần vẫn được đi theo Quân đội vào Nam khi Việt Minh trao trả tù binh, sau này gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tiêu biểu như tướng Phạm Văn Phú.
Cũng trong thời gian này, các lực lượng vũ trang Giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo được sáp nhập vào Quân đội Quốc gia để thành lập một Quân lực có sự chỉ huy thống nhất trên toàn quốc. Riêng có một nhóm Hòa Hảo ly khai chừng vài ngàn người, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, rút sang Campuchia để chống lại Chính phủ quốc gia.
Ngày 26 tháng 10 năm 1955, khi cử hành lễ đăng quang của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cũng là ngày khai sinh nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Quân đội Quốc gia được đổi tên là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Lúc đó, quân số là 167.000 người.
Dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh và bình định lãnh thổ miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau. Về Bộ binh, bảng cấp số được tăng lên đến 11 sư đoàn, một lực lượng Tổng trừ bị gồm Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Ngoài ra, còn có nhiều Liên đoàn Biệt động quân được đặt dưới quyền sử dụng của các Quân khu. Riêng các Quân chủng Không quân và Hải quân cũng được mở rộng tối đa trong thời kỳ này. Đây là giai đoạn chuyển mình của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, biến đổi từ một lực lượng phụ thuộc vào lực lượng Viễn chinh Pháp để trở thành một Quân đội hiện đại và được trang bị tối tân.
Trong chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Tính đến năm 1972, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên 800.000 vũ khí, khoảng 2.000 chiến xa và hàng ngàn đại bác, khoảng 44.000 máy truyền tin.
So với năm 1968, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có khoảng 700.000. Vào cuối năm 1971 đã tăng lên trên 1 triệu người.
Lục quân được gia tăng lên đến 450.000 người, chia ra 13 Sư đoàn Bộ binh, gồm 171 Tiểu đoàn lưu động[cần dẫn nguồn] được phối trí như sau:
Hai Sư đoàn và 1 Liên đoàn Tổng trừ bị là: Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù. Mười bảy (17) Liên đoàn Biệt động quân, gồm 12 Liên đoàn đặt trực thuộc các vùng chiến thuật và 5 Liên đoàn Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu. 44 Tiểu đoàn Pháo binh 105, 15 Tiểu đoàn 155, và 5 Tiểu đoàn 175 ly (có tầm bắn xa tương đương với đại bác 130 ly của đối phương).[1] Các đại bác loại 105 ly có tầm bắn 11.000 - 11.500 m, loại 155 ly có tầm bắn 14.600 mét, loại 175 ly có tầm bắn 32.000 mét. Thiết giáp gồm 18 Thiết đoàn Kỵ binh (trong đó là các chiến xa hạng nhẹ M41 và thiết vận xa M113) và 3 Thiết đoàn chiến xa hạng nặng M48 Patton.
Lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại các Tiểu khu và Chi khu cũng gia tăng đáng kể, lên đến 550.000 người vào năm 1972. Quan trọng hơn nữa, lực lượng này đã được trang bị vũ khí tối tân như M-16 và M-60 để thay thế các vũ khí lỗi thời như M-1 và trung liên BAR.
Lục quân có Lục quân Công xưởng tại Gò Vấp để sửa chữa và bảo trì những chiến cụ nặng như chiến xa và đại bác, v.v.
Các Sư đoàn Bộ binh, các đơn vị Tổng trừ bị và các Liên đoàn Biệt động quân được xếp vào thành phần Lục quân có các đơn vị chủ lực trực thuộc như sau:
Một Trung đoàn Bộ binh có 4 Tiểu đoàn. Các Lữ đoàn Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến và Liên đoàn Biệt động quân chỉ có 3 Tiểu đoàn.